Danh Mục Bệnh
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm mà hầu như ai cũng phải làm ít nhất một lần trong đời. Điều này giúp phát hiện các bất thường về sức khỏe để điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra đối với cơ thể bạn. Vậy trước khi xét nghiệm máu có được ăn không?
Nhiều người thắc mắc: Tại sao có lúc cần nhịn ăn có lúc lại không khi xét nghiệm máu?
Điều đó còn phụ thuộc vào loại xét nghiệm mà bạn thực hiện là loại nào. Những loại xét nghiệm sau đây đòi hỏi bạn cần phải nhịn ăn để có được kết quả chính xác nhất
Xét nghiệm chỉ số đường huyết giúp xác định nồng độ đường huyết trong máu của bạn. Vì vậy, trước khi tiến hành lấy mẫu tốt nhất bạn nên nhịn ăn từ 8 - 10 tiếng để tình trạng thức ăn chuyển hóa thành glucose không xảy ra làm sai kết quả.
Thông qua xét nghiệm sắt người bệnh có thể biết được mình có đang mắc các vấn đề như thiếu máu, thiếu sắt,...hay không. Nếu bạn ăn các thực phẩm chứa sắt trước khi xét nghiệm sẽ làm nồng độ sắt trong máu thay đổi dẫn đến sai lệch kết quả. Vì thế, bạn cần nhịn ăn khoảng 4 - 6 tiếng trước khi tiến hành lấy mẫu
Xét nghiệm máu có ăn được không?
Xét nghiệm mỡ máu giúp xác định nồng độ mỡ máu trong cơ thể có vượt mức bình thường không. Tương tự như chỉ số đường huyết và sắt, thức ăn nạp vào dễ dẫn đến sai kết quả nên bạn cần nhịn ăn trước khi tiến hành xét nghiệm khoảng 8 - 10 tiếng.
Ngoài ra, các xét nghiệm acid uric, xét nghiệm chức năng gan - thận, xét nghiệm các vi chất,...cũng được chỉ định nhịn ăn theo yêu cầu của bác sĩ.
Để có kết quả chính xác nhất, ngoài việc nhịn ăn bạn cũng nên chú ý tới một số vấn đề khác
- Sử dụng các chất gây nghiện hoặc đồ uống có cồn: Các thành phần trong các chất này tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa, làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, các loại thức uống có ga cũng khiến đường huyết tăng đột ngột, vì thế không được khuyến khích sử dụng trước khi làm xét nghiệm.
- Nhai kẹo cao su: Khi nhai kẹo cao su sẽ gây kích thích sự hoạt động của hệ thống tiêu hóa, cho ra kết quả không chính xác.
- Tập thể dục: Tập thể dục trong lúc đói không chỉ khiến cơ thể đuối sức mà còn làm ảnh hưởng đến xét nghiệm máu.
- Khi nhịn đói bạn cần bổ sung nhiều nước hơn để khiến cơ thể không rơi vào tình trạng mất nước cũng như lâu đói hơn. Nước không làm ảnh hưởng đến các chỉ số khi xét nghiệm
- Tính toán thời gian hợp lý cho bữa ăn gần nhất khi có ý định xét nghiệm.
- Đối với thai phụ việc nhịn đói có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm
Tính toán thời gian hợp lý cho bữa ăn gần nhất khi có ý định xét nghiệm
Thông thường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng. Bởi đây là thời điểm các chỉ số của cơ thể đang ở mức ổn định, các chất cặn bã bên trong cũng được loại bỏ ra khỏi máu và các cơ quan trong cơ thể.
Ngoài ra, xét nghiệm vào buổi sáng giúp bệnh nhân không phải nhịn ăn quá lâu. Mặt khác, các xét nghiệm máu thông thường yêu cầu phải nhịn ăn khoảng 8 - 12 tiếng, nếu thực hiện vào buổi chiều, bệnh nhân sẽ không được ăn uống trong cả buổi sáng và buổi trưa. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm cơ thể hoạt động nhiều trong ngày, cơ thể dễ bị mất sức.
Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “Trước khi xét nghiệm máu có được ăn không?” Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 028.3817.0026 để được hỗ trợ giải đáp.
Thông Tin Phòng Khám Đa Khoa Âu Á
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂU Á
Địa chỉ: 425 Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 38 17 00 26
Thời gian làm việc: 8:00 - 20:00 mọi ngày, kể cả ngày lễ
* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.